5 kỹ năng cha mẹ nào cũng cần có để nuôi dạy con trẻ

Nuôi dưỡng con trẻ luôn là bài toán khó với bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào. Các bậc phụ huynh cần trang bị những kỹ năng làm cha mẹ gì để nuôi dạy con trẻ một cách tốt nhất.

Trẻ em như búp trên cành, để búp măng lớn lơn khỏe mạnh và cứng cỏi thì các bậc phụ huynh cần có những kỹ năng làm cha mẹ cần thiết để giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực nhất.

1. Kỹ năng lắng nghe

Thật vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nhu cầu được bày tỏ và được bố mẹ lắng nghe góp ý. Vì vậy, hãy bỏ ra một chút thời gian để nghe bé kể về những chuyện xảy ra trong ngày của bé, để biết bé đã học hỏi được gì, có những vấn đề gì gây khó khăn cho bé, đưa ra những giải pháp giúp con trẻ khắc phục và tiến bộ.

Các trẻ càng nhỏ thì năng lực học tập, tiếp thu sự việc càng cao, kèm theo đó là sự khát khao được thể hiện bản thân trước bố mẹ của chúng, vì vậy trẻ nhỏ thường có xu hướng kể chuyện cho bố mẹ về những gì mà con học được. Việc kiên nhẫn lắng nghe các bé kể chuyện không chỉ là để phát hiện con trẻ đã phát triển đến đâu mà còn giúp trẻ có được cảm giác an toàn và được tôn trọng từ những người mà bé tin tưởng nhất.

Nếu bé nhà bạn có xu hướng hướng nội, ít kể chuyện, các bố mẹ hãy thử gợi ý, đưa ra những câu hỏi để được bé chia sẻ và dựa dẫm. Nếu không, trẻ lâu dần hình thành thói quen và tạo khoảng cách với bố mẹ, khiến cho việc nuôi dạy trẻ thêm khó khăn sau này. Chưa kể ít nói có thể là dấu hiệu bệnh lý tự kỷ.

2. Động viên, khích lệ khi trẻ làm đúng và chỉ ra lỗi khi bé làm sai

Trẻ nhỏ mà, đâu biết được những gì chúng làm là đúng hay sai? Vì vậy vai trò của bố mẹ trong nuôi dạy con trẻ càng quan trọng.

Khi bé làm đúng, hãy động viên, khích lệ tinh thần trẻ khiến trẻ vui vẻ và lần sau tiếp tục làm đúng như vậy. Nếu trẻ nhỏ nhỡ làm sai, đừng vội la mắng, chỉ trích mà hãy phân tích để bé hiểu được vì sao như vậy là sai, và làm đúng là như thế nào. Nhiều phụ huynh cho rằng con trẻ còn nhỏ, cho dù có phân tích giảng giải bé cũng không hiểu, chi bằng la mắng để bé sợ hãi và lần sau không dám làm vậy nữa. Nhưng thật ra không phải vậy, trong 5 năm đầu đời, trẻ chủ yếu phát triển rất nhanh về hệ thần kinh và nhận thức, vì vậy khi giảng dạy cho bé một cách bài bản và có lý lẽ, bé sẽ nhanh chóng hình thành đường dây liên hệ các sự việc và hiểu rõ vì sao bé làm vậy là không đúng, từ đó bé tự ý thức được nên làm việc đó như thế nào.

3. Làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo

Nếu bạn dạy dỗ mà bé không hiểu được, đừng vội mất kiên nhẫn mà hãy thực hiện cho bé xem. Bố mẹ luôn là tấm gương sáng nhất để con trẻ noi theo mà. Nên nhớ trong mắt con trẻ, điều bạn làm luôn là đúng tuyệt đối. Vì vậy nếu bạn làm gương không đúng, có thể bé sẽ bắt chước và làm theo những hành động của bạn và cho rằng đó là lẽ dĩ nhiên.

Thay vì chỉ mãi dạy con “đừng vứt rác””, “hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”, “chơi đồ chơi gọn gàng”, hãy dạy con cầm rác bỏ vào thùng, hãy chăm sóc ông bà bé theo cách mà bạn muốn bé học cách hiếu thảo, và hãy cùng bé dọn dẹp đồ chơi gọn gàng sau mỗi lần bé bừa bộn.

Nếu bé không nghe lời, hãy mắng nhẹ bé bằng những lời yêu thương như “con làm mẹ buồn lắm”, “mẹ không vui khi thấy con…”, “con làm như vậy sai rồi…” để bé tự chột dạ và tủi thân. Dần dần bé sẽ hình thành thói quen tốt.

4. Đặt ra những nguyên tắc

Một cách để giúp bé hình thành những thói quen tốt là ép bé quen theo một thói quen trong một khuôn khổ, nguyên tắc mà bạn đặt ra. Bé sẽ phải làm theo nguyên tắc như vậy để đạt được điều bé muốn.

Ví dụ như “phải cất gọn gàng đồ chơi mới được xem ti vi”, “phải làm xong bài tập mới được bày đồ chơi”, “phải ăn uống đầy đủ nếu con muốn có làn da đẹp”,…Ban đầu, bé sẽ chẳng thể nhớ được những nguyên tắc mà bạn đặt ra, đừng vội nản chí hay giận con, mà hãy từ tốn nhắc cho bé nhớ “mẹ có nói là con phải…”, dần dần bé sẽ tự hình thành trật tự các công việc cần làm. Các công việc khi được lặp đi lặp lại nhiều lần tự khắc sẽ hình thành thói quen và thói quen này sẽ theo bé đến khi lớn lên.

5. Hình phạt răn đe khi bé làm sai

Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng nên đặt ra cho bé một vài hình phạt để răn đe việc làm sai và bướng bỉnh của bé, nhưng hãy hạn chế những hình phạt bạo lực để tránh hình thành áp lực tâm lý cho bé.

Khi con lười biếng, hãy phạt con gấp quần áo, bê đồ đạc phụ bố mẹ. Khi con cãi lời bố mẹ, hãy tỏ ra thật buồn và thất vọng, phạt bé úp mặt vào tường 5 phút để hối lỗi. Những hình phạt có thể dựa trên lỗi sai của bé mà đặt ra để bé vừa được rèn luyện, vừa có thời gian chiêm nghiệm lỗi sai của mình.

Sự hình thành nhân cách của trẻ liên quan trực tiếp đến cách giáo dục của bố mẹ. Với 5 kỹ năng làm cha mẹ trên đây, mong rằng bạn sẽ có phương pháp nuôi dạy con tối đa và hiệu quả,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top