Giao tiếp cũng là một bộ ngôn nghệ thuật đòi hỏi người nói biết cách chọn lọc câu chữ của mình sao cho phù hợp. Theo nghiên cứu trung bình lên đến 18.000 từ mỗi ngày. Trong đó có không ít những từ ngữ vô nghĩa được phát ra một cách vô thức. Nhiều người không tránh khỏi những sai lầm dễ lặp đi lặp lại vì chưa biết cách kiểm soát câu chữ. Hãy tìm hiểu qua 7 sai lần trong giao tiếp phổ biến để biết nên tránh khi nói chuyện nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
7 sai lần trong giao tiếp phổ biến nhiều người dễ mắc phải
Khi giao tiếp, chỉ cần các bạn không lưu ý trong cuộc nói chuyện sẽ dễ gặp phải sai lầm ngay. Nên biết đến các lỗi dễ mắc phải để tránh.
1. Nói vô thức
Nói một cách vô thức không suy nghĩ trước khi thốt ra là sai lầm không ít người mắc phải khi suy nghĩ. Không phải không có lý do mà có câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Điều này muốn thể hiện rằng trước khi phát ngôn ra điều gì thì chúng ta cũng nên suy nghĩ cẩn trọng. Lời nói tuy không mất tiền mua nhưng nếu nói lời hay ý đẹp sẽ tạo được thiện cảm với nhau hơn. Vậy nên hãy hạn chế nói năng vô thức không suy nghĩ gì trước nhé.
2. Nói nhiều và nói lan man
Nếu bạn nói hay thì khi cung cấp đủ thông tin sẽ giúp người nghe dễ tiếp nhận. Tuy nhiên nếu bạn nói không hay và nói quá nhiều não người nghe sẽ bị quá tải tiếp nhận thông tin. Khi trong một cuộc trò chuyện tốt hơn hết hãy chắt lọc ý chính, chỉ nên truyền đạt những ý cần thiết. Bên cạnh đó hãy hạn chế nói lan man, nói những điều vô ích chỉ khiến người nghe cảm thấy không kiên nhẫn được với cuộc nói chuyện.
Lời nói ngắn gọn, câu cú chính xác, có ý nghĩa là những câu nói dễ được ghi nhận đối với người nghe. Lưu ý này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp giao tiếp khác nhau.
3. Sử dụng quá nhiều thán từ
Một lỗi nhiều người hay mắc phải khi giao tiếp đó là dùng nhiều thán từ. Trừ những cuộc nói chuyện thân mật, tâm sự giữa hai người việc sử dụng từ cảm thán chen vào để thể hiện cảm xúc có thể hiểu được. Nhưng đối với những cuộc thoại khác nếu sử dụng quá nhiều thán từ như: ừm, à thì, ờ, là… sẽ khiến câu chuyện bị kéo loãng ra. Dùng nhiều thán từ cũng có thể gây nên sự gián đoạn trong việc truyền tải thông tin đầy đủ đến người nghe. Thay vì nói những câu bị ngắt quãng bởi thán từ, các bạn nên nói đầy đủ câu rành mạch, người nghe sẽ dễ tiếp nhận hơn.
4. Không chú ý lắng nghe
Một trong 7 sai lầm trong giao tiếp phổ biến đó là người nghe không thực sự lắng nghe. Trong một cuộc nói chuyện luôn có người nói và người nghe. Nếu người nói không biết cách truyền tải, nói chuyện quá lan man có thể khiến người nghe không kiên nhẫn theo đuổi cuộc trò chuyện.
Và trong một cuộc nói chuyện, nhất là những lúc tâm sự ai cũng háo hức đợi đến phần mình nói mà không chịu lắng nghe. Đây là điểm trừ lớn mỗi người nên khắc phục. Chỉ khi bạn thực sự biết lắng nghe thì người khác mới chịu lắng nghe câu chuyện của chính bạn.
5. Đặt ra quá nhiều câu hỏi
Một trong những sai lầm nhiều người dễ gặp phải khi giao tiếp đó là đặt quá nhiều câu hỏi trong khi nói chuyện. Nếu là một cuộc giao tiếp thông thường hỏi han nhau thì thay vì cứ đặt câu hỏi liên tục, các bạn có thể tự mình chia sẻ thông tin. Còn đối với trường hợp giao tiếp giải đáp thắc mắc, thì đặt một vài câu hỏi sẽ hợp lý. Nhưng nếu đặt quá nhiều câu hỏi một cách liên tiếp sẽ khiến người nghe không kịp giải đáp và có phần cảm thấy áp lực. Vậy hãy hạn chế đặt quá nhiều câu hỏi như tra khảo đối với người khác nhé. Thay vào đó hãy vừa đặt câu hỏi nhẹ nhàng vừa chia sẻ thông tin đến người nghe sẽ tốt hơn.
Ảnh 3:
6. Không biết điểm dừng
Nhắc đến 7 sai lầm giao tiếp phổ biến không thể bỏ qua lỗi giao tiếp không có điểm dừng. Khi nói chuyện hãy hạn chế nói quá nhiều khiến người nghe không thu thập kịp thông tin. Hay bên cạnh đó khi giao tiếp với người lạ, người không quen biết cũng không nên nói chuyện quá đà.
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng, tâm sự với người lạ sẽ thoải mái nhẹ nhõm hơn vì người đó không biết bạn là ai. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, hãy tự tạo ra giới hạn cho bản thân và không nên nói hết những bí mật, những điều thầm kín của bản thân, nhất là với những người không đủ tin tưởng.
7. Quan điểm bảo thủ
Trong một cuộc tranh luận luôn có những ý kiến trái chiều với nhau. Nếu ai cũng cho rằng bản thân mình đúng mà không chịu tiếp thu ý kiến, tiếp thu cái đúng sẽ khiến cuộc tranh luận không đi đến đâu. Trong một cuộc tranh luận người thắng được đánh giá dựa vào luận điểm chính xác và rõ ràng. Mỗi người nên hạn chế tính bảo thủ của bản thân mình để tiếp thu ý kiến mới. Học hỏi cái hay cái tốt chưa bao giờ là thừa thãi cả.
Trên đây chính là 7 sai lầm trong giao tiếp phổ biến nhiều người dễ mắc phải. Hãy tìm hiểu để hạn chế những sai lầm không đáng có trong những cuộc nói chuyện này nhé. Tham khảo thêm khóa học giao tiếp giúp các bạn hiểu thêm nhiều phương pháp hay giúp duy trì cuộc nói chuyện vui vẻ, ý nghĩa theo ý mình. Liên hệ đến Vera Hà Anh để được tư vấn nhiều hơn nhé.