Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu dựa trên tranh giành quyền lực trong gia đình

Cuộc chiến giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn là vấn đề nóng hổi được báo chí, xã hội, và cả điện ảnh rất quan tâm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là sự tranh giành quyền lực trong gia đình.

 

Từ xưa đến nay, quyền lực và tiền tài luôn là nguyên nhân gây xảy ra sự rạn nứt giữa các mối quan hệ do sự ích kỷ, tham lam của con người. Mối quan hệ như mẹ chồng nàng dâu càng dễ xảy ra mâu thuẫn khi có sự tranh giành quyền lực trong gia đình

1. Quyền lực trong gia đình, đó là gì?

Chẳng kỳ lạ khi mẹ chồng và nàng dâu xảy ra mâu thuẫn, bởi đây là một hiện tượng rất phổ biến trong nhiều gia đình Việt. Nhưng ít ai nghĩ đến đằng sau sự nảy sinh mâu thuẫn là sự tranh giành quyền lực trong gia đình. Vậy thực chất quyền lực trong gia đình mà mẹ chồng và nàng dâu muốn có là gì? Tại sao đây là nguyên nhân gây mâu thuẫn?

Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh cho biết: “Phụ nữ từ xưa đến nay luôn được xem là người giữ lửa trong gia đình. Trong xã hội bình quyền ngày nay, vai trò của phụ nữ càng to lớn và được khẳng định. Vì vậy phụ nữ càng có nhu cầu thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Từ đó dù là mẹ chồng hay nàng dâu đều muốn mình là người phụ nữ quan trọng trong gia đình. Đây chính là thứ quyền lực vô hình mà bất kỳ phụ nữ nào cũng muốn có.”

Phụ nữ từ xưa đến nay luôn được xem là người giữ lửa trong gia đình
Phụ nữ từ xưa đến nay luôn được xem là người giữ lửa trong gia đình

2. Quyền làm chủ, quán xuyến mọi việc trong gia đình

Mẹ chồng và nàng dâu, mỗi người có một chủ kiến riêng và có cách làm việc riêng, cộng với sự khao khát thể hiện vai trò của mình, nên người này thường không hài lòng cách làm của người kia khiến xảy ra tranh cãi.

Mẹ chồng từ xưa đến nay vốn dĩ là người quán xuyến mọi công việc trong gia đình, trên dưới trước sau đều một tay bà sắp xếp, con trai con gái thành người một tay bà nuôi dạy. Làm sao có thể chịu nghe theo sự sắp xếp của một đứa con gái mới chân ướt chân ráo bước chân vào cửa nhà?

Còn nàng dâu, tư duy hiện đại, cởi mở, cách làm sáng tạo tiết kiệm công sức. Cho nên không thích nghe theo cách làm cổ hủ của người đi trước. Lắm lúc trong trường hợp này, nàng dâu còn mang tiếng lười biếng lại còn cãi lời mẹ chồng.

Thật ra, quyền làm chủ gia đình chẳng là gì so với tình cảm gia đình, vì vậy mỗi bên nhường nhịn nhau một chút sẽ giúp gia đình hạnh phúc.

3. Quyền được yêu thương

Thật buồn cười khi cả mẹ chồng và nàng dâu đã trưởng thành những vẫn muốn được con trai, chồng yêu thương mình hơn người kia. Xuất phát từ tình yêu, sự đố kỵ và sự tham lam chiếm hữu mà lắm lúc giữa mẹ chồng, nàng dâu xảy ra những câu chuyện dở khóc dở cười.

Công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của người mẹ to lớn, thâm sâu biết bao, thế mà con trai lại chia sẻ tình cảm vốn chỉ dành cho mình bà cho một người phụ nữ khác. Dù trong tâm bà vẫn biết tình cảm và sự hiếu thảo của con trai dành cho mình không hề thay đổi nhưng bản tính hay ghen, đố kỵ của người phụ nữ  khiến abf không muốn chia sẻ đứa con trai bé bỏng của mình.

Còn với nàng dâu, từ nhỏ đến lớn cũng được sự yêu thương chiều chuộng, bảo bọc kỹ nàng của song thân phụ mẫu, chỉ vì yêu chàng mà dành cả cuộc đời ở bên chàng và những người không cùng dòng máu. Dĩ nhiên nàng sẽ muốn được chàng quan tâm nhiều hơn để khỏa lấp nỗi buồn xa nhà mẹ đẻ.

Đây cũng là một dạng quyền lực trong gia đình khiến mẹ chồng nàng dâu xảy ra sự tranh giành.

4. Tranh giành tài sản, quyền thừa kế

Đây tuy không phải là câu chuyện quá phổ biến, nhưng lại là vấn đề nóng hổi được xã hội quan tâm và khai thác khá nhiều.

Trong những gia đình có tiềm lực kinh tế, chồng và con trai là những người có quyền thế và tiền bạc, các bà mẹ chồng thường canh cánh trong lòng mối quan tâm tìm một người môn đăng hộ đối cho con trai vì sợ mất của vào tay người ngoài.

Các chàng trai tài giỏi, giàu có dĩ nhiên cũng là mẫu hình lý tưởng của các cô gái đến lứa đến thì. Không ít trong số đó theo đuổi hình mẫu này không phải xuất phát từ tình cảm nam nữ mà từ sự ham muốn hư vinh vật chất, mong rằng sẽ có tên trong một gia tộc giàu có và được quyền thừa kế tài sản nhà chồng như những thành viên khác trong gia đình.

Từ đó, sự không tin tưởng của mẹ chồng dành cho nàng dâu cộng với sự mưu toan, tính toán của các nàng dâu trong gia tộc quyền thế trở thành đề tài nóng hổi cho các đoàn làm phim tái hiện.

Trên thực tế, các mâu thuẫn do tranh giành tài sản, quyền thừa kế trong một gia đình là không nhiều bởi phụ nữ hiện đại tự bản thân cũng có thể kiếm tiền, tìm một công việc ổn định và lấy một vị tình lang cân tài cân sắc. Đây có lẽ là một vấn đề nóng nhưng không mấy phổ biến.

Như vậy, nhìn chung sự tranh giành quyền lực trong gia đình giữa mẹ chồng, nàng dâu xuất phát cũng là sự đố kỵ, ganh tỵ cùng với nhu cầu thể hiện bản thân của phụ nữ mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top