Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề nhức nhối làm đau đầu các anh chồng. Thực trạng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong đời sống hiện đại đang tiến triển theo sự phát triển của xã hội
Mâu thuẫn gia đình xảy ra ít nhiều có liên quan đến sự bất đồng của mẹ chồng và cá nàng dâu khiến không khí gia đình lắm lúc thật căng thẳng và khó giải quyết. Cùng chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh tìm hiểu thực trạng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội hiện đại này nhé!
1. Mẹ chồng nàng dâu – người dưng bỗng hóa người thân
“Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chông”, đây là lẽ thường tình với tất cả những ai đã trưởng thành và có nhu cầu tìm bến đỗ cho riêng mình. Khi hai tâm hồn đồng điệu tìm đến nhau, yêu nhau và quyết định cùng nhau đi đến cuối cuộc đời, vô hình chung họ đã hòa chung dòng máu và tân hồn, xem nhau như một phần không thể thiếu của mình. Tuy nhiên, người nhà họ không hẳn đã nghĩ như vậy.
Dù là con dâu hay con rể, lẽ dĩ nhiên đều là người không cùng máu mủ, ấy thế mà lại trở thành người cùng một nhà. Nếu sống chung với gia đình nhà chồng, lại càng phải sớm tối chạm mặt. Từ một người không quen không biết, nay bỗng trở thành người thân ruột thịt. Từ sự không tương đồng về tính cách , ngoại hình, đến cách sống tạo nên ít nhiều khác biệt giữa thành viên trong gia đình và thành viên mới gia nhập. Cũng từ đây mà mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu tồn tại ít nhiều khoảng cách.
2. Tồn tại hay không những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu?
Cho dù là sống chung với những người thân máu mủ trong gia đình cũng có không ít lần đụng chạm xảy ra mâu thuẫn, huống hồ là đối với thành viên mới trong gia đình? Tuy nhiên mâu thuẫn này gay gắt hay không, có thể bỏ qua cho nhau hay mãi âm ỉ lại là vấn đề riêng của từng gia đình.
Bản chất của sự mâu thuẫn xảy ra khi đôi bên có những luồng tư duy, suy nghĩ hay cách làm trái chiều khiến đối phương không thể nào hài lòng. Tuy nhiên, đối với người thân máu mủ, những mâu thuẫn dễ dàng đơn giản hóa cho nhau hơn là đối với người ngoài, đặc biệt là những nàng dâu còn chân ướt chân ráo mới bước vào gia môn.
Một nguyên nhân thường khiến mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu càng gay gắt nữa đó là sự giáo dục, lễ nghi ở nhà mẹ đẻ và nhà mẹ chồng không hề giống nhau. Có phải lúc ở nhà, các nàng dù làm sai trái hay bị bố mẹ la mắng đều nhanh chóng được bỏ qua, cho dù bạn có vùng vằng cãi lại hay cố tình không nghe lời? Nhưng khi về nhà chồng rồi, mọi chuyện sẽ không dễ dàng như vậy, và càng trở nên khó khăn hơn đối với những gia đình lễ nghi, gia giáo có truyền thống lâu đời.
3. Sự căng thẳng trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, ai là người gánh chịu
Dù ít dù nhiều, mâu thuẫn trong gia đình đều gây ra những sự xáo trộn chung và khiến người trong nhà cảm thấy khó chịu. Cho dù có bênh vực phe nào, chỉ trích ai hay thậm chí chỉ đứng ở vị trí trung gian cũng có thể bị đem ra làm bia đỡ đạn và từ đó xuất hiện những vết rạn nứt trong đời sống gia đình.
Khổ nhất là người con trai trong gia đình, vừa đóng vai trò làm chồng, vừa đóng vai trò là con, bênh vực vợ thì mang tiếng bất hiếu với mẹ đẻ, bênh vực mẹ thì lại khiến vợ tổn thương. Lắm lúc mẹ và vợ tồn tại chiến tranh lạnh, người đàn ông lại là tấm bia nhận hết bực nhọc của hai người phụ nữ. Mâu thuẫn giữa mẹ và vợ càng tăng càng khiến các chàng đau đầu không biết thế nào để giải tỏa. Đôi lúc còn kéo cả bố chồng vào cuộc nhưng chẳng thể giải quyết được đến đâu, bởi chỉ những người trong cuộc mới có thể tự hòa giải êm thấm.
Còn đối với các nhân vật chính thì sao? Liệu họ có đau đầu và bị tổn thương bởi mối quan hệ bất hòa? Câu trả lời là có. Chẳng ai muốn suốt ngày cãi nhau với người mà mình gọi là mẹ và con cả. Bản thân sau mỗi cuộc cãi vã, cả hai đều rất mệt mỏi và chán nản với mối quan hệ chẳng thể gần gũi này. Ngay cả khi bất hòa của hai người không đến từ những cuộc tranh cãi, mà xuất phát từ sự sai khác trong hành xử, sự bất tín nhiệm với mẹ và con, hay do không muốn chấp nhận sự xuất hiện của đối phương đều khiến người này mang nỗi bực dọc, người kia gánh chịu tổn thương.
Với những thành viên còn lại cho gia đình, không khí áp lực, nặng nề trong nhà chắc hẳn không mấy dễ chịu. Nếu xử sự không khéo léo lại có thể thêm dầu vào lửa. Vì vậy lắm người chọn sự im lặng để “đi qua giông bão”, vì một gia đình ấm êm.
Như vậy, xét về thực trạng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, đây là một vấn đề không mấy mới lạ và thực tế cũng đã có nhiều hướng giải quyết để mẹ chồng và nàng dâu coi nhau như người thân ruột thịt. Điều đáng nói ở đây là, đều là phụ nữ, và ai cũng đã từng làm dâu, phải chăng nên nhẫn nhịn và chia sẻ với nhau nhiều hơn để giữ gìn hạnh phúc gia đình!