Nói nhiều dường như vừa là thói quen, vừa là tật xấu của chị em phụ nữ, và các bà mẹ cùng không phải là ngoại lệ, kể cả mẹ chồng hay mẹ đẻ. Các nàng dâu nên làm gì khi gặp mẹ chồng nói quá nhiều?
Phụ nữ nói nhiều là chuyện bình thường, là phụ nữ ai cũng có thể thông cảm, nhưng mẹ chồng nói nhiều đối với con dâu mà nói vừa rất khó chịu lại thật khó xử. Nàng dâu khôn ngoan nên làm gì khi mẹ chồng nói quá nhiều?
1. Những câu chuyện khiến mẹ chồng nói nhiều
Thật ra phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ chẳng có quá nhiều chuyện để bàn luận như cánh đàn ông. Các anh các chú thường thích bàn luận về văn hóa , chính trị, kinh tế, thể thao, thậm chí triết học và một số bộ môn khoa học,…Nhưng phụ nữ chúng ta khi nói chuyện lại không thích đề cập đến những vấn đề đó, mà vấn đề phụ nữ quan tâm lui tới cũng là chuyện chồng con, gia đình, bếp núc, nội trợ,…Bởi đối với phụ nữ, không gì quan trọng hơn gia đình, mặc khác, những câu chuyện vĩ mô dường như sẽ kéo dài thêm khoảng cách các thành viên trong gia đình, vì vậy các mẹ chẳng bao giờ muốn nhắc đến cho dù có rất am hiểu các lĩnh vực ấy đi nữa.
Quay trở lại với nàng dâu, người phụ nữ sẽ thay mẹ chồng tiếp quản gia đình, câu chuyện để nói với nàng dĩ nhiên là những vấn đề liên quan đến gia đình rồi. Cụ thể mẹ chồng thường nhắc đến những câu chuyện sau:
– Cách làm việc nhà: có phải có rất nhiều việc trong gia đình, bạn làm không vừa ý mẹ chồng? Mẹ sẽ thường nói những câu như “có tí việc này cũng không làm được”, “cái này làm như thế này”, “bảo mãi rồi phải làm như thế này trước”,…Thậm chí chỉ có một chuyện thật đơn giản nhưng mẹ cứ nói hoài nói mãi nói rất nhiều lần.
– Cách nuôi dạy con: Các bà thường có tâm lý yêu thương bảo bọc cháu quá đáng, cho dù bạn làm mẹ của bé cũng không thể chịu được cách cưng chiều bé như bà nội. Thế nhưng bà nội suốt ngày cứ “con đừng bắt nạt cháu như thế”, “mẹ không đúng, đã có bà nội rồi”, hay “con phải cho cháu ăn cái này, cái kia, ông bà đã dạy rồi”,….
– Cách chăm sóc chồng: chồng bạn, cũng chính là con trai cưng yêu quý của bà, dĩ nhiên bà luôn muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho anh ấy. Thế nhưng vô tình lại khiến sự xuất hiện của bạn như người vô hình, hoặc khiển trách bạn chăm sóc con trai bà không đúng cách, ví dụ như “con không làm gì lại để chồng con cực khổ”, “giao con trai cho nó chẳng hợp phong thủy chút nào, ngày một gầy ốm đi”,…
Đồng ý là có những mẹ chồng buông lời thật độc địa, ghét bỏ con dâu, nhưng cũng lắm bà mẹ chồng thương con thương cháu, chỉ là quá vô tâm nên đôi khi lời nói bà buông ra khiến ta tổn thương, hoặc giả như lời nói vô tình nhưng nói quá nhiều lần khiến chị em cảm thấy thật khó chịu.
2. Làm gì khi mẹ chồng nói quá nhiều?
Thật khó cho phận làm dâu, khi mà bạn chẳng thể phản bác lại những lời mẹ chồng nói bởi sợ mang tiếng bất hiếu, hỗn với cha mẹ. Nhưng nếu im lặng và chịu đựng, nào có thể tương lai có chủ kiến, một tay gánh vác tổ ấm gia đình? Trong những trường hợp mẹ chồng như thế, các nàng dâu nên xử lý như thế nào cho hợp tình hợp lý?
– Lặng im: đừng vội cãi lại mẹ chồng những lúc bà lải nhải không ngừng như thế, dù bạn có là con ruột cũng sẽ mang danh là bất hiếu đấy. Hãy bình tĩnh, im lặng và lắng nghe tất cả những gì bà nói, như thế sẽ tránh được những xung đột tức thời.
– Phân tích lời nói của mẹ chồng: nếu mẹ chồng nói đúng, hãy thật thà tiếp thu và sửa chữa, bởi lúc này bạn không có quyền yêu cầu công bằng cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu khi mẹ chồng nói điều gì không hợp lý, hoặc nhắc đi nhắc lại một vấn đề cũ không hợp lúc, bạn cần nắm rõ được điểm không đúng ở đâu để có căn cứ cho tiếng nói sau này của mình.
– Lựa lúc mẹ con có thể tâm sự, chia sẻ cách nghĩ của bạn: Mẹ chồng sẽ không muốn lắng nghe bạn lúc bà đang càu nhàu, giận dữ. Nhưng lúc bình tĩnh rồi, hãy đến bên mẹ chồng và thủ thỉ những vấn đề của hai mẹ con. Giả dụ như bạn làm sai, hãy nhận lỗi và cùng mẹ tìm hướng khắc phục, còn nếu như bạn cảm thấy mình đúng và không cần thiết phải thay đổi, hãy cho mẹ thấy mình đúng bằng những lập luận của mình, phân tích cho mẹ hiểu tại sao mình lựa chọn cách làm như vậy. Và để chứng minh cho bà thấy, hãy hành động bằng cách cam kết với kết quả lần sau.
– Thẳng thắn đề cập những vấn đề bạn cho rằng mẹ không đúng: tương tự, những chỗ nào bạn cho rằng quan niệm của bà đã lỗi thời cần sửa chữa, hãy phân tích và đưa ra ví dụ cụ thể để mẹ chồng tâm phục khẩu phục.
Thật ra “đối phó” với mẹ chồng không khó, chỉ là các nàng dâu có đủ chân thành và sự kiên trì để làm sụp đổ bức tường thành vững chãi của bà không mà thôi. Với vài chiêu “đối phó” nhỏ trên đây, chị em đã biết nên làm gì khi mẹ chồng nói quá nhiều chưa nào?