Sống chân thành và đạo đức – bí kíp giữ gìn hạnh phúc gia đình

Gia đình là cái nôi của xã hội. Để gia đình sống hạnh phúc và hòa thuận, người trong nhà cần biết cách sống chân thành và đạo đức.

Phụ nữ là người giữ lửa hạnh phúc cho gia đình. Dù là mẹ chồng hay nàng dâu, sống chân thành và đạo đức sẽ được mọi người trong nhà yêu quý, gia đình ấm êm. Vậy như thế nào là sống có đạo đức và chân thành?

1. Bản tính chân thật, không dối lừa ai

“Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, đúng vậy, bản tính chân thật là vốn quý trời cho mỗi con người từ khi sinh ra, chẳng ai thua ai. Chỉ là khi trưởng thành rồi, cuộc sống xô bồ khiến con người thay đổi tính nết, không còn chân thành, thật tâm như khi là trẻ nhỏ. Vì vậy, những ai giữ được bản tính chân thật này thật là đáng quý.

Tuy nhiên, cho dù cuộc sống có thể không cho phép ta sống quá thật với bản thân mình, nhưng gia đình thì có thể. Vì vậy bạn không nên che giấu bản thân khi ở trong gia đình, không cần mang một bộ mặt giả tạo để chia sẻ với người trong nhà như cách bạn tiếp xúc với người ngoài xã hội. Khi về nhà, hãy dành cho những người trong gia đình tình cảm chân thật nhất từ trong trái tim.

Có thể lúc đi ăn với đối tác, bạn giả vở hỏi thăm sếp thích ăn món gì, hỏi đối tác ăn có ngon không. Nhưng khi ở nhà, hãy chủ động gắp thức ăn vào bát của chồng món ăn chồng mình thích, hay khen mẹ chồng nấu ăn ngon. Hãy dùng những lời nói lẫn cử chỉ thật lòng. Lời thật tâm tuy là thô kệch, hành động tuy là nhỏ nhặt, nhưng đáng quý hơn những lời hoa mỹ kia rất nhiều lần.

Tuyệt đối không lừa dối người thân vì lợi ích của riêng mình. Không đem sự ích kỷ của bản thân mà gây tổn thương đến người thân ruột thịt. Dù bạn là người vụng về hậu đậu, hay là cô con dâu hám ăn lười làm, người nhà với nhau đều có thể bỏ qua cho nhau lỗi lầm, nhưng sự lừa dối thì không. Sự lừa dối gây cho con người sự tổn thương sâu sắc, khiến người khác mất đi niềm tin vào con người bạn. Vì vậy nếu không thể yêu thương, cũng đừng buông lời dối lừa.

nếu không thể yêu thương, cũng đừng buông lời dối lừa.
nếu không thể yêu thương, cũng đừng buông lời dối lừa.

2. Luôn giữ bình tĩnh

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng, vừa là người giữ gìn hạnh phúc, vừa là người cân bằng các vấn đề trong gia đình, từ giáo dục đến tài chính, từ công việc đến chăm sóc gia đình. Vì vậy, bình tĩnh cũng là một yếu tố đạo đức người phụ nữ gia đình cần có.

Nhờ sự bình tĩnh, bạn sẽ có những phán đoán chính xác để giải quyết những chuyện lớn nhỏ trong gia đình, cân bằng những mối quan hệ khác giữa các người thân gia đình. Đặc biệt trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, sự bình tĩnh sẽ giúp mẹ chồng và nàng dâu tránh được những xung đột không cần thiết.

3. Luôn luôn có sự soi xét dành cho bản thân

Tục ngữ có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, có nghĩa là muốn trách người khác trước tiên hãy tự soi xét bản thân có sai trái gì không rồi mới có quyền phán xét người khác. Tự soi xét lại chính mình chính là hành động kiểm điểm sâu sắc nhất của bản thân trước lỗi lầm, cũng là lời xin lỗi trực tiếp nhất dành cho người khác.

Khi xảy ra mâu thuẫn trong gia đình, để hiểu rõ được hành động và suy nghĩ của đối phương, hãy tự nhìn lại bản thân mình, đồng thời đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu tại sao người ấy làm như vậy, khi đó mới thấu hiểu và biến mâu thuẫn thành tường hòa.

Kể cả khi bạn không làm gì sai, mỗi ngày hãy tập luyện thói quen tự nhìn lại bản thân mình. Tự mình phát hiện mình ra lỗi lầm của mình dù là nhỏ nhất, dần dần những tật xấu nhỏ nhặt của bản thân sẽ dần được xóa bỏ.

mỗi ngày hãy tập luyện thói quen tự nhìn lại bản thân mình

4. Là người có đạo đức, nguyên tắc riêng

Không riêng gì người phụ nữ, ai ai cũng cần có cho mình một nguyên tắc sống riêng và sống đúng theo nguyên tắc, lý tưởng của bản thân. Việc đặt ra nguyên tắc và sống theo nguyên tắc đạo đức đó mang lại rất nhiều ý nghĩa:

đặt ra nguyên tắc và sống theo nguyên tắc đạo đức

Thứ nhất, những nguyên tắc sẽ đảm bảo cho bạn không phạm phải sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống. Khi đặt ra cho mình những nguyên tắc đạo đức nhất định, bạn bắt buộc sống đúng theo nguyên tắc, lâu dần nguyên tắc này sẽ thành thói quen và đi theo bạn suốt cuộc đời.

Thứ hai, làm một người có nguyên tắc đạo đức sẽ là tấm gương tốt cho những người khác trong gia đình noi theo, đặc biệt là con cháu của bạn. Gia đình bạn sẽ trở thành một gia đình có truyền thống văn hóa đạo đức tốt.

Thứ ba, sống có nguyên tắc đạo đức riêng, bạn sẽ nhận được sự kính trọng từ những người khác trong gia đình. Không những thế nguyên tắc của bạn còn có thể ảnh hưởng đến người khác, giúp người khác trong nhà trở nên tốt hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về cách sống chân thành và đạo đức trong gia đình dành cho những người phụ nữ làm chủ gia đình, để gia đình mình luôn hạnh phúc ấm êm.

Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top